Sau VINASAT-2, liệu vệ tinh Nano F-1 có hoàn thành được sứ mệnh của mình?
Tiếp nối thành công của vệ tinh VINASAT-2, vệ tinh Nano F-1 được kì vọng là vệ tinh tự chế tạo tại Việt Nam, phóng thành công lên quỹ đạo và phải “sống” được trong không gian. Nano F-1 là thành quả nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu Không gian FPT (FSpace) thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Đại học FPT.
Mô tả
Vệ tinh Nano F-1 là vệ tinh siêu nhỏ thuộc lớp picosatellite, có hình dáng một khối lập phương cạnh 10 cm và nặng 1 kg, theo dạng CubeSat được thiết kế và chế tạo bởi Phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, trường Đại học FPT.
Mục đích chính của nhiệm vụ này là để xây dựng đội ngũ, nắm bắt và làm chủ công nghệ vũ trụ qua việc thiết kế, chế tạo vệ tinh pico và trạm mặt đất dùng để điều khiển vệ tinh. Thành công này sẽ góp phần chứng minh người Việt Nam có thể tự làm chủ công nghệ vũ trụ, mở đường cho các tổ chức trong nước tham gia vào những dự án vũ trụ lớn hơn của Việt Nam cũng như của thế giới.
Số phận 7 vệ tinh của Việt Nam giờ ra sao?
Dự án chế tạo vệ tinh Nano F1 chính thức được bắt đầu vào ngày 13/11/2008. Mục tiêu của vệ tinh Nano F1 là phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640×480 pixel) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây. Ưu điểm của loại vệ tinh siêu nhỏ là thời gian chế tạo ngắn, chi phí thấp và càng phát huy năng lực khi sử dụng cả một chùm vệ tinh.
Mục tiêu của vệ tinh Nano F-1 là phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640×480 pixel) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây. Ưu điểm của loại vệ tinh siêu nhỏ là thời gian chế tạo ngắn, chi phí thấp và càng phát huy năng lực khi sử dụng cả một chùm vệ tinh.
Đường vào vũ trụ của vệ tinh tự chế Nano F-1
Vệ tinh Nano F-1 cùng 4 vệ tinh khác tập trung ở Trung tâm Vũ trụ Tsukuba và lắp trong ống phóng J-SSOD
Tháng 6/2009, lần đầu tiên Nano F-1 được thử nghiệm ngoài trời ở một khoảng cách khá xa (7-50km) nhưng đã phát tín hiệu và kết nối thành công với phòng điều khiển.
Tháng 3/2011, Nano F-1 được đưa sang Nhật Bản để thử nghiệm rung động (vibration test) tại trường Đại học Tokyo. Và tới tháng 11/2011, Nano F-1 được chuyển sang Mỹ cho đối tác đánh giá an toàn bay.
Vào lúc 09h06 ngày 21/07/2012, vệ tinh Nano F-1 đã được phóng lên vũ trụ thành công bằng tên lửa đẩy H-IIB, tại bãi phóng Tanegashima của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Vào ngày 04/10/2012, Các vệ tinh nhỏ được thả rời khỏi Trạm Vũ trụ quốc tế ISS bằng cánh tay robot để bắt đầu nhiệm vụ của mình, với vận tốc khoảng 5 cm/s, theo hướng 45 độ so với phương thẳng đứng và ngược với chiều chuyển động của Trạm Vũ trụ quốc tế ISS. Việc làm này để đảm bảo các vệ tinh nhỏ sẽ có quỹ đạo thấp hơn và không đâm trở lại Trạm Vũ trụ quốc tế ISS trong những vòng quay sau đó.
Thời gian sống của vệ tinh nhỏ trong vũ trụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu phụ thuộc vào độ cao quỹ đạo của Trạm Vũ trụ quốc tế ISS lúc thả. Nếu thả vệ tinh ở độ cao 400 km thì thời gian sống trong quỹ đạo khoảng 250 ngày, nếu độ cao 350 km là khoảng 100 ngày.
Khi Nano F-1 được thả ra ngoài không gian, vệ tinh sẽ bay vòng quanh trái đất trên quỹ đạo tương tự như của trạm ISS, nghiêng 51,6 độ so với mặt phẳng xích đạo, với chu kỳ 92 phút/vòng.
Việc phóng thành công vệ tinh Nano F-1 là sự kiện quan trọng đánh dấu năng lực chế tạo vệ tinh đầu tiên do chính những nhà nghiên cứu trẻ của một trường đại học Việt Nam thực hiện.
Thành công này góp phần chứng minh người Việt Nam có thể tự làm chủ công nghệ vũ trụ, mở đường cho các dự án chinh phục vũ trụ của người Việt Nam sau này. Tuy vậy, có một điều đáng tiếc là vệ tinh Nano F-1 đã bị mất tín hiệu cho đến ngày nay, nguyên nhân có thể do mạch sạc của vệ tinh gặp sự cố nên không được cung cấp năng lượng từ tấm pin mặt trời.
Nguồn: Tổng hợp
Trung tâm Công nghệ Địa không gian – Vegastar Geospatial Center
Ngoài ra, Trung tâm VegaGeos cung cấp dịch vụ ảnh viễn thám có độ phân giải cao ở các lĩnh vực như: an ninh – quốc phòng, nông – lâm nghiệp, tìm kiếm cứu nạn, quản lý tài nguyên môi trường, phát triển năng lượng, phát hiện biến đổi khí hậu và quản lý cơ sở hạ tầng. |