Ảnh vệ tinh: Trung Quốc đang mở rộng căn cứ quân sự ở Djibouti
Ảnh viễn thám căn cứ Djibouti cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục củng cố, mở rộng căn cứ hậu cần hải quân ở quốc gia này, một trong những quốc gia thuộc vùng sừng Châu Phi.
Ảnh viễn thám căn cứ Djibouti
Hải quân Trung Quốc gia tăng việc mở rộng khu căn cứ hải quân ở nước ngoài, đặc biệt là ở Djibouti quốc gia trong khu vực Sừng châu Phi (Horn of Africa). Các hình ảnh vệ tinh cho thấy xây dựng cảng gần như đã hoàn thiện, vì vậy có thể nói nó có thể sớm đón tàu bè ra vào. Một hình ảnh xuất hiện từ tháng 3 năm nay được chia sẻ trên Twitter bởi người dùng @detresfa_, một nhà phân tích tình báo nguồn mở.
Ảnh viễn thám cho thấy một máy xúc đang làm việc trên vùng đất khai hoang, một chi tiết nhỏ nhưng chũng là bằng chứng. Phân tích cho thấy đây có thể là sự khởi đầu của một cầu quay mới hoặc xây dựng cảng lớn thứ hai, làm tăng đáng kể sức chứa của căn cứ.
Trước đó vào năm 2017 căn cứ quân sự Trung Quốc đầu tiên ở nước ngoài này đã được khai trương, tuy nhiên tại thời điểm đó tàu vẫn chưa được xây dựng. Đây là căn cứ có quy mô đáng kể, ngoài hệ thống hậu cần cho hoạt động của hải quân, còn có các đường lăn, san bay dành cho máy bay trực thăng cỡ lớn.
Trung quốc xây dựng tàu sân bay củng cố quân sự ở Djibouti
Không có dấu hiệu của các đường hầm bảo vệ các con tàu như một số căn cứ ở Trung Quốc, nhưng chắc chắn căn cứ được bố trí nhiều hợp phần với ý đồ phòng thủ. Vòng ngoài của căn cứ được củng cố, bố trí giống như một tòa lâu đài hiện đại với tháp cao và hai lớp tường.
Các hạng mục chính của Cảng dài 370m dường như đã hoàn thành vào cuối năm ngoái. Độ dài này đủ để đón các tàu sân bay hoặc tàu chiến lớn khác của Trung Quốc. Nó có thể dễ dàng chứa bốn tàu ngầm tấn công hạt nhân nếu cần. Nhưng bến tàu vẫn còn tương đối hạn chế nên có vẻ như Trung Quốc sẽ tìm cách gia tăng số bến tàu.
Djibouti là một cảng chiến lược trên Biển Đỏ, từ đây có thể dễ dàng tiếp cận với Biển Ả Rập, Vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương. Nhiều tàu tham gia các nhiệm vụ bảo vệ chống cướp biển và tàu chở dầu dừng lại ở đó. Hải quân Trung Quốc đã tham gia các hoạt động này và một tàu chở dầu của Trung Quốc đã bị Iran bắt giữ trong một thời gian ngắn vào ngày 14/4, theo Forbes. Hai nước có quan hệ nồng ấm và việc bắt giữ dường như là một nhầm lẫn. Tàu nhanh chóng được thả ra.
Source: Twitter
Ngọc Hiền